Tiêm ngừa phòng bệnh dại cho vật nuôi - Ảnh: Chi cục Thú y TP.HCM |
Tọa đàm do các tổ chức Humane Society International, Động vật châu Á, Yêu động vật phối hợp tổ chức với sự tham gia của các diễn giả trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi động vật cũng như các nhóm cứu hộ động vật trong nước.
Tại tọa đàm, ông Phan Xuân Thảo cho biết: Trong năm 2016 TP.HCM đã xây dựng và công nhận 8 quận an toàn bệnh dại. Đến năm 2018 xây dựng và công nhận thêm 4 quận, huyện an toàn bệnh dại. Năm 2020 xây dựng vùng TP.HCM an toàn bệnh dại.
Tệ nạn trộm cắp chó cung cấp cho các điểm giết mổ trái phép, các đường dây buôn bán chó thường xuyên diễn ra, gây khó khăn cho công tác quản lý chó nuôi, công tác tiêm phòng phòng chống dại - Ảnh: Chi cục Thú y TP.HCM cung cấp |
Theo ông Thảo, tổng đàn chó trên địa bàn TP.HCM hiện khoảng 230.000 con với 128.000 hộ nuôi, bình quân một hộ nuôi 1,79 con chó/hộ; tình trạng nuôi chó thả rông còn khá phổ biến tại các huyện ngoại thành; vẫn tồn tại nhiều điểm kinh doanh chó mèo tự phát, điểm giết mổ, kinh doanh thịt chó, …
Tệ nạn trộm cắp chó cung cấp cho các điểm giết mổ trái phép, các đường dây buôn bán chó thường xuyên diễn ra, gây khó khăn cho công tác quản lý chó nuôi, công tác tiêm phòng, phòng chống dại, tuy nhiên xử lý còn khó khăn.
Hiện công tác phòng chống bệnh dại được đẩy mạnh bằng các giải pháp: cấp sổ quản lý nuôi chó, mèo và cập nhật tình hình tăng giảm đàn thông qua công tác tiêm phòng; tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức phòng chống bệnh dại trong cộng đồng; bắt chó thả rông; tiêm phòng bổ sung thường xuyên chó đến tuổi, chó chuyển từ nơi khác đến; phòng chống dịch khi có tình hình dương tính bệnh dại trên người và chó; thông tin số người bị động vật cắn phải trên địa bàn TP; huy động sức mạnh cộng đồng thực hiện phúc lợi động vật đi đôi với xây dựng vùng an toàn bệnh dại...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét