Dù tôi đã xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, nhưng bệnh viện yêu cầu tôi phải đóng tiền nhiều khâu liên quan trong việc khám chữa bệnh, tổng cộng hơn 400.000 đồng.
Sau khi chụp X-quang, nhân viên y tế nói phải bó bột nhưng do không giải thích rõ ràng tình trạng vết thương của tôi nên tôi không bó bột mà chỉ về nhà uống thuốc.
Khi về nhà, tôi lấy toa thuốc ra đọc để uống thuốc thì thấy bác sĩ ghi chẩn đoán: “Vết thương hở ở cổ tay và bàn tay”! Tôi bị thương ở ngón chân mà lại ghi chẩn đoán như vậy là sai và thiếu trách nhiệm.
* Bác sĩ Lương Hoàng Liêm (trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Q.Thủ Đức) trả lời:
- Sáng 22-11, ông Bôn đến bệnh viện trong tình trạng bị một vật nặng rơi trúng ngón chân cái (bên chân phải) làm tổn thương.
Theo kết quả chụp X-quang, ông Bôn bị “gãy đốt xa ngón một (ngón cái) chân phải”. Do đó người điều trị yêu cầu ông Bôn bó bột, nhưng ông cho rằng vết thương nhẹ nên không chịu và trở về nhà.
Về việc ông Bôn bị chấn thương ngón chân nhưng toa thuốc ghi nhầm chẩn đoán là do lỗi kỹ thuật khi nhân viên bệnh viện nhập sai mã số. Cụ thể, mã số S90 là chân thì nhân viên lại nhập S61 là tay.
Còn hai loại thuốc trong toa có chức năng điều trị chấn thương ngón chân của ông Bôn nên ông không phải sợ uống nhầm thuốc.
Còn việc ông Bôn có bảo hiểm y tế nhưng vẫn bị phía bệnh viện thu hơn 400.000 đồng cũng do lỗi kỹ thuật vì nhân viên bệnh viện nhầm lẫn khi cho rằng ông Bôn tuy có bảo hiểm y tế nhưng thuộc diện bệnh nhân đến khám dịch vụ.
Chiều cùng ngày, ban giám đốc Bệnh viện Q.Thủ Đức đã yêu cầu những người liên quan giải trình vụ việc để có hướng xử lý. Đồng thời đã cử một tổ công tác đến tận nhà của ông Bôn thăm hỏi, giải thích và hoàn trả số tiền mà nhân viên bệnh viện đã thu nhầm của ông Bôn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét