Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Công trình “Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm hồng cầu lắng đông lạnh tại TP HCM" được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch, đặc biệt là người nước ngoài. Nghiên cứu ứng dụng lưu trữ lâu dài các nhóm máu hiếm, cung cấp hàng trăm túi hồng cầu đông lạnh cho nhiều bệnh viện khu vực phía Nam.

Tập thể Bệnh viện Truyền máu huyết học và Phó giáo sư Tạ Thị Tuyết Mai nhận giải thưởng Kiến tạo. Ảnh: T.P

Tập thể Bệnh viện Truyền máu huyết học và Phó giáo sư Tạ Thị Tuyết Mai nhận giải thưởng Kiến tạo. Ảnh: T.P

Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM cho biết nguyên tắc của truyền máu là phải truyền phù hợp nhóm máu để tránh tai biến nguy hiểm, đặc biệt nhóm máu hiếm Rh âm bắt buộc phải truyền Rh âm. Thống kê cho thấy trên 10.000 dân số Việt chỉ có khoảng 4 đến 7 người mang nhóm hiếm này nên vấn đề huy động máu khi cần rất khó khăn. Trên thế giới, khoảng 15% dân số Rh âm nên khá nhiều người nước ngoài khi cấp cứu y tế tại Việt Nam cần sử dụng.

Theo bác sĩ Dũng, bệnh viện có câu lạc bộ nhóm máu hiếm với khoảng 160 người nhưng không phải lúc nào cũng huy động được, đặc biệt trong lúc cấp bách hoặc cần số lượng máu lớn khiến các bác sĩ rất trăn trở. Với kỹ thuật này, theo dõi tính hiệu quả suốt 4 năm qua cho thấy người bệnh sử dụng hồng cầu lắng đông lạnh không có gì khác biệt so với máu thông thường, không ghi nhận phản ứng thiếu an toàn.

"Đáp ứng nhu cầu của những người không muốn truyền máu từ người khác, sắp tới bệnh viện sẽ triển khai đông lạnh hồng cầu lắng cho người mổ chương trình", bác sĩ Dũng chia sẻ. Ví dụ người bệnh u xơ tử cung không cần xử lý gấp, khi bác sĩ lên kế hoạch phẫu thuật người đó có thể lấy máu của mình gửi đông lạnh để truyền cho chính mình khi bước vào cuộc mổ.

Đây là công trình tập thể duy nhất được trao tặng ở hạng mục Kiến tạo. Giải thưởng cá nhân được trao cho phó giáo sư Tạ Thị Tuyết Mai, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (TP HCM) đã tạo ra loại sữa dành cho người bệnh nặng kém dung nạp lactose cần nuôi ăn bằng ống thông. Sản phẩm sữa có độ đạm cao đầu tiên ở Việt Nam này được nghiên cứu để nuôi ăn bệnh nhân nặng, được áp dụng từ tháng 1/2016. Lượng sữa cần nuôi ít hơn nhưng hiệu quả cải thiện dinh dưỡng tốt hơn sữa cao năng lượng trên thị trường. Đặc biệt giá thành chỉ bằng 1/4, giúp người nghèo có thể điều kiện chi trả.

Các y bác sĩ Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM bảo quản hồng cầu lắng đông lạnh. Ảnh: N.H

Các y bác sĩ Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM bảo quản hồng cầu lắng đông lạnh. Ảnh: N.H

Giải thưởng Kova lần thứ 14 cũng đã vinh danh nhiều cá nhân, tập thể ở hạng mục sống đẹp cho những việc làm nhân ái, cao đẹp đóng góp lớn cho xã hội. Trong đó có tập thể y bác sĩ Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ. Đây là nơi nhận nuôi dưỡng, điều trị và dạy dỗ hàng trăm trẻ khuyết tật nhiễm chất độc da cam bị bỏ rơi. Các em bị nhiều dị tật khác nhau, cơ thể biến dạng, cụt tứ chi, có cả các em vừa dị tật vừa thiểu năng trí tuệ và chỉ duy trì đời sống thực vật. Các y bác sĩ đã chăm sóc, xoa dịu nỗi đau để nhiều em được sinh hoạt bình thường, học hành và hòa nhập cộng đồng. 

Ngoài ra 110 suất học bổng cũng đã được trao tặng các sinh viên nghèo vượt khó, đạt học lực giỏi trở lên, là tấm gương sáng về nghị lực trong cuộc sống. Phó giáo sư Nguyễn Thị Hòe, Giám đốc Quỹ giải thưởng cho biết dự kiến thời gian tới giải thưởng sẽ mở rộng phạm vi, trao học bổng cho những sinh viên xuất sắc các nước trong khu vực.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

SỮA ONG CHÚA

MẬT ONG TODAY

Mật ong today

SỮA ONG CHÚA

CUA GO DUC TIEN

Popular Posts