Ông Đỗ Văn Dũng, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, tặng hoa các khách mời tại buổi tọa đàm - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Không có loại thực phẩm nào xấu do vậy nên một bữa ăn cần có nhiều loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Cần giữ màu sắc tự nhiên của thực phẩm
Theo PGS Lê Bạch Mai, một bữa ăn nên có 5 trong 8 nhóm thực phẩm, gồm:
- Nhóm 1: ngũ cốc (gạo, mì, khoai, ngô…),
- Nhóm 2: Đậu, đỗ, lạc, vừng, các loại hạt có dầu,
- Nhóm 3: thịt, cá và thủy sản,
- Nhóm 4: trứng các loại,
- Nhóm 5: sữa và các chế phẩm từ sữa,
- Nhóm 6: các loại rau có màu (xanh, vàng, đỏ),
- Nhóm 7: các loại rau ít màu,
- Nhóm 8: dầu thực vật và mỡ động vật.
Trong một bữa ăn nên có 15 loại thực phẩm trở lên để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai - Viện dinh dưỡng quốc gia, phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
ThS Bùi Thị Phương Dung, giảng viên dạy nấu ăn, cho biết theo quy tắc nhiệt độ càng cao, giá trị trong thực phẩm dinh dưỡng bị thay đổi. Người Việt thường có thói quen chế biến thực phẩm bằng cách chiên, xào, hay nướng. Những cách này làm cho món ăn thơm, ngon, hấp dẫn hơn nhiều nhưng những cách chế biến này làm mất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Trong nguyên tắc ẩm thực, một bữa ăn có càng nhiều màu sắc càng tốt, giữ được màu sắc tự nhiên ban đầu của thực phẩm sẽ giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm đó.
Theo PGS Lê Bạch Mai, hiện nhiều người thích ăn các món ăn nhanh như mì ăn liền. PGS cho rằng khi ăn mì ăn liền cần bổ sung thêm các loại rau và chất đạm như trứng, thịt…. để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
ThS Bùi Thị Phương Dung - giảng viên Trường hướng nghiệp Á – Âu, phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Bà Dương Thị Bích Đào, trưởng Phòng Đảm bảo chất lượng, công ty Acecook Việt Nam, khuyên người tiêu dùng nên chọn thực phẩm của những nhà sản xuất có uy tín, có thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai chia sẻ: “Bàn về giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn nhanh, chúng ta thường xuyên nghe đến cụm từ “năng lượng rỗng” đặc biệt đối với mì gói. Chúng ta nên nắm rõ 100g bột mì có chứa 7,6-8g protein, chất lượng protein trong bột mì được đánh giá tương đương lúa, gạo.
Theo bác sĩ Mai, người tiêu dùng cần chủ động đẩy nhanh quá trình chuyển hóa bằng cách thêm vào rau xanh, giá ... cung cấp vitamin, khoáng chất đồng thời có thể giúp hạ chỉ số đường huyết.
Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Nên mua thực phẩm tươi và chế biến trong ngày
Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội khoa học kỹ thuật, an toàn thực phẩm Việt Nam, cho rằng các thực phẩm ở châu Âu hiện nay được sản xuất không có phụ gia và theo xu hướng ăn lạt.
Theo bác sĩ Ký, ăn uống đúng cách là nên mua thực phẩm tươi, sống để chế biến ngay trong ngày, nên ăn lạt và không sử dụng phụ gia. Mua các thực phẩm như cá, gà tươi…ngoài thị trường về cất trong tủ lạnh trữ đông là chưa đúng.
Nếu muốn trữ gà trong tủ lạnh người tiêu dùng phải mua gà đã được cấp đông theo đúng quy trình cấp đông nhanh của nhà sản xuất. Tủ lạnh chỉ giữ đông những thực phẩm đã được làm đông và giữ lạnh những thực phẩm tươi sống.
Còn nếu để thực phẩm tự trữ đông trong tủ lạnh trong nhiều ngày thực phẩm sẽ bị giảm các vitamin, protein trong thịt sẽ chuyển sang chất khác. Để càng lâu càng biến chất nhiều. Còn các thực phẩm chế biến sẵn ngoài thị trường thường được cho gia vị bảo quản.
Bà Hồ Thị Yến Nhung, trưởng Phòng Nghiên cứu phát triển sản phẩm Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Trụng mì, rửa mì trước khi ăn là đúng hay sai? Nhiều thông tin cho rằng sợi mì càng vàng, càng đen là do nhà sản xuất đã sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Người tiêu dùng rất khó hoặc không thể kiểm tra đến chất lượng loại dầu mà nhà sản xuất dùng để chiên mì. Mỡ động vật, dầu thực vật ở trạng thái rắn hay ngay cả dùng dầu thực vật có chất lượng việc chiên lại nhiều lần sẽ làm các kết cấu phân tử rã ra tạo thành các chất rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy để tránh các chất béo không tốt, giảm hàm lượng cholesterol nhiều người tiêu dùng thường trụng qua nước sôi rửa sơ lại rồi mới dùng. Tuy mùi vị có phần giảm đi nhưng họ sẽ tự nêm thêm theo ý muốn và các vi chất khác vào khi sử dụng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Có nhiều nhà sản xuất đã tẩm sợi mì cũng như chiên qua bằng công nghệ và các chất dinh dưỡng đảm bảo. Đại diện công ty ACECOOK cho biết công ty dùng nước cốt từ thịt gà để tẩm vào sợi mì và công nghệ làm mì được nhập khẩu từ Nhật Bản, không dùng dầu chiên đi chiên lại và loại dầu được sử dụng là dầu cọ luôn đảm bảo chỉ số chất béo trong mỗi lần chiên luôn nhỏ hơn 0.5. Vì vậy, nếu người sử dụng vẫn quen với cách ăn như trên đôi khi lại gây ra tác dụng ngược lại trong việc hấp thu dinh dưỡng trong loại sản phẩm ăn liền này. |
Bà Trần Thị Mỹ Vân, giám đốc truyền thông Công ty cổ phần Acecook VN, phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Một nhóm bạn trẻ ăn mì ly khi xem bóng đá - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Quang cảnh buổi tọa đàm Điều chỉnh chế độ ăn uống đúng cách sáng 29-03 tại toà soạn báo Tuổi Trẻ - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Khách hàng mua mì ăn liền tại siêu thị Co.opMart Rạch Miễu, Q. Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét