Bệnh nhi được chuyển đến khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) ngày 23/3 trong tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc da rất nặng. Cơ thể bé lở loét, các nốt phát ban chảy nước, bốc mùi hôi tanh. Trẻ khóc liên tục do tổn thương vùng miệng nên không thể bú mẹ.
Sau 5 ngày được chăm sóc, tổn thương của trẻ đã khô và bong vảy. Ảnh: Lê Mai. |
Trẻ phải nằm phòng cách ly vô trùng, mỗi ngày một lần tiêm kháng sinh, vệ sinh da bằng nước muối sinh lý ấm, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn và làm lành tổn thương. Sau một ngày, các tổn thương trên da trẻ bắt đầu se lại. Đến nay, vết thương toàn thân của trẻ đã khô và bắt đầu bong vảy. Bé bú tốt, ngủ ngoan.
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện nay, nhiều gia đình dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc để tự chữa bệnh ngoài da cho trẻ. Không ít trường hợp bệnh không khỏi mà còn gây ra tình trạng nhiễm độc da toàn thân như trường hợp trên.
Thủy đậu là một bệnh lành tính, tổn thương trên da của trẻ nếu được chăm sóc vệ sinh đúng cách sẽ nhanh chóng hồi phục. Theo các bác sĩ, cách chăm sóc da tốt nhất là tắm rửa sạch sẽ, bôi sát trùng, không được cạy vỡ các nốt trên da vì dưới nền các mụn nước đó lớp da mới chưa đầy đủ chức năng ngăn chặn nhiễm khuẩn. Cha mẹ tuyệt đối không nên đắp các loại lá thuốc nam chưa biết rõ tính chất như thế nào.
Lê Mai
*Tên bệnh nhi đã được thay đổi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét