Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Trước đây, ông Anil Malhotra và vợ, bà Pamela, sống ở Mỹ, làm việc trong lĩnh vực bất động sản và nhà hàng. Cưới nhau vào những năm 1960, ông bà Malhotra đi trăng mật ở Hawaii và quyết định sống tại đây vì cả hai đều rất yêu thiên nhiên.

Trong lần về Ấn Độ làm đám tang cha năm 1984, ông Anil rất sốc khi thấy tình cảnh ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng. Vợ chồng ông thấy phải làm điều gì đó để góp phần phục hồi rừng ở đây.

cap-vo-chong-ban-het-tai-san-mua-dat-hoang-de-bien-thanh-rung

Hai ông bà Malhotra bán tất cả tài sản ở Mỹ để về với thiên nhiên ở Ấn Độ.

Năm 1991, ông bà đã bán tất cả tài sản ở Mỹ để mua đất canh tác bị bỏ hoang ở Karnataka (Ấn Độ). Suốt 26 năm qua, hai ông bà phục hồi khu đất này thành rừng nhiệt đới đa dạng các loại voi, hổ, báo, hươu, rắn, chim...

Dẫn khách vào thăm rừng, bà Pamela đi xuyên qua những bụi cây rậm rạp, chỉ nơi mà vợ chồng bà từng nhìn thấy một đàn voi. Ngay cạnh đó là một cây cổ thụ với những cành nhánh khổng lồ. "Cây này đã được 700 năm tuổi và thu hút rất nhiều loại chim khác nhau", bà Pamela kể.

cap-vo-chong-ban-het-tai-san-mua-dat-hoang-de-bien-thanh-rung-1

Khu rừng được khôi phục lại từ những mảnh đất canh tác bạc màu.

Khi hai ông bà mới tới vùng Karnataka, một diện tích lớn đất ở đây đang bị bỏ hoang và được rao bán vì người chủ không thể trồng cà phê hay bất kỳ loại cây nào. Họ quyết định mua khoảng đất đầu tiên, rộng 22 ha để trồng lại rừng. Sau đó, họ tiếp tục mua thêm những khoảng đất xung quanh để có thể phát triển rộng khu bảo tồn thiên nhiên của mình.

Họ trồng những loại cây bản địa và để chúng phát triển đúng như tự nhiên. Cặp vợ chồng này hiện sở hữu 121 ha rừng nằm ở khu vực núi Western Ghats. Trung tâm bảo tồn của họ là nơi thu hút rất nhiều nhà khoa học tới nghiên cứu về hàng trăm loại cây, thú rừng.

cap-vo-chong-ban-het-tai-san-mua-dat-hoang-de-bien-thanh-rung-2

Trong rừng có đủ loại muông thú như voi, báo, khỉ, hươu...

Để ngăn chặn tình trạng săn trộm, ông bà đặt camera ở một số khu vực trong rừng. Họ cũng giải thích cho người dân hiểu và cẩn trọng khi có những sự cố do thú rừng gây ra với con người.

Nhiều người cũng góp phần cùng cặp vợ chồng già trong việc duy trì cho khu rừng được tồn tại. Một số công ty lớn cũng tham gia vào việc mua đất để gây rừng.

An Yên
Ảnh: The Better India
Video: SAI
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

SỮA ONG CHÚA TODAY BEE

SỮA ONG CHÚA

MẬT ONG TODAY

Mật ong today

SỮA ONG CHÚA

CUA GO DUC TIEN

Popular Posts